Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 8 2018 lúc 16:34

Chọn đáp án: C

Bình luận (0)
HòΔ ThΔnh-8Δ3
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
11 tháng 1 2022 lúc 13:06

Câu 1: Văn bản nào sau đây sử dụng thể loại hồi kí?

A. Tôi đi học

B. Trong lòng mẹ

C. Tức nước vỡ bờ

D. Lão Hạc

Câu 2: Điền từ còn thiếu cho nội dung câu sau:

“Bằng ngòi bút hiện thực sinh động,......... đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại”.

A. Văn bản Lão Hạc

B. Tác giả Nam Cao

C. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ

D. Nguyên Hồng

Câu 3: Văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Thuyết minh

D. Biểu cảm

Câu 4: Văn bản  “Cô bé bán diêm” của tác giả An-đéc-xen mang tính nhân văn cao cả, bởi vì?

A. Thức tỉnh lòng thương yêu của con người;

B. Tưởng tượng ra cái chết đầy mộng tưởng đẹp thay cho cuộc sống khổ đau;

C. Em như hồi chuông cảnh báo sự vô tâm của xã hội;

D. Cả câu A, B, D đúng.

Câu 5: Văn bản Bài toán dân số có thể xếp vào thể loại văn bản nào?

A. Văn bản nhật dụng

B. Văn bản thuyết minh

C. Văn bản nghị luận

D. Văn bản miêu tả

Câu 6: Vấn đề mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản Bài toán dân số là gì?

A. Tốc độ gia tăng thực sự rất lớn ngoài sức tưởng tượng, việc hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu cho sự phát triển của loài người;

B. Đất đai không sinh thêm, con người lại ngày càng nhiều lên gấp bội;

C. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình;

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 7:  Nhà văn nào nổi tiếng với truyện kể dành cho trẻ em?

A. Nguyên Hồng

B. Xéc-van-tét

C. An-đéc-xen

D. Thanh Tịnh

Câu 8: Văn bản“Trong lòng mẹ” được trích từ chương mấy của tác phẩm “Những ngày thơ ấu”?

A. Chương V

B. Chương IV

C. Chương VI

D. Chương IX

Câu 9: Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc với các sáng tác về đề tài chủ yếu nào?

A. Người nông dân nghèo đói bị vùi dập;

B. Người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ;

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 10: Nhận định nào nói đúng nhất về ý nghĩa cái chết của lão Hạc?

A. Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quý vô ngần;

B. Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng;

C. Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hóa của người nông dân;

D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.

Câu 11: Trợ từ là gì?

A. Là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp;

B. Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu, dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó;

C. Là những từ đọc giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau;

D. Là những từ đi sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hoặc tính từ.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai về trường từ vựng?

A. Mỗi từ chỉ thuộc một trường từ vựng;

B. Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại;

C. Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau;

D. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn;

Câu 13: Những từ như: “trao đổi, buôn bán, sản xuất” được sắp xếp vào trường từ vựng nào?

A. Hoạt động kinh tế.

B. Hoạt động văn hóa.

C. Hoạt động chính trị.

D. Hoạt động giáo dục.

Câu 14: Các từ tượng hình và tượng thanh thường được dùng trong các kiểu bài văn nào?

A. Miêu tả và thuyết minh.

B. Tự sự và miêu tả.

C. Nghị luận và biểu cảm.

D. Tự sự và biểu cảm.

Câu 15: Câu nào dưới đây sử dụng tình thái từ dùng để cầu khiến?

A. Thế nó cho bắt à?

B. Em xin chào bác nhé.

C. Xin hãy đợi tôi với!

D. Con không dám đâu ạ!

Câu 16: Cho các ví dụ sau: đen như cột nhà cháy, dời non lấp biển, ngàn cân treo sợi tóc, xanh như tàu lá, gầy như que củi, nghiêng nước nghiêng thành,... 

Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất về các ví dụ trên?

A. Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp so sánh;

B. Là các thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá;

C. Là các câu thành ngữ dùng biện pháp so sánh;

D. Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp nói quá.

Câu 17: Biện pháp nói giảm nói tránh được in đậm trong khổ thơ sau nói về điều gì?

“Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

(Tây Tiến, Quang Dũng)

A. Sự yên bình

B. Sự nguy hiểm.

C. Sự vất vả, gian khổ

D. Sự hi sinh (cái chết)

Câu 18: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về câu ghép?

A. Là câu chỉ có một cụm chủ - vị làm nòng cốt;

B. Là câu có 2 cụm chủ - vị và chúng không bao chứa nhau;

C. Là câu có hai cụm chủ - vị trở lên và chúng không bao chứa nhau tạo thành;

D. Là câu do 3 cụm chủ vị và chúng bao chứa nhau tạo thành.

Câu 19: Câu nào trong các câu ghép sau chỉ quan hệ tương phản?

A. Vì trời mưa to nên đường ngập nước.

B. Giá tôi chịu khó học tập thì tôi đâu bị điểm kém.

C. Gió càng to, lửa càng cao.

D. Tuy trời mưa gió nhiều nhưng cây cũng không bị ngã.

Câu 20: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?

A. Tôi chạy, nó cũng chạy.

B. Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa.

C. Lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi cay cay.

D. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu.

Bình luận (2)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
14 tháng 9 2023 lúc 23:58

Chọn B

Bình luận (0)
jsldkfjsla jgsjd
Xem chi tiết
jsldkfjsla jgsjd
3 tháng 10 2021 lúc 9:45

đm

 

Bình luận (1)
Trương Thị Vân Anh
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
17 tháng 12 2017 lúc 16:15

“Tắt đèn" là một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Ngô Tất Tố về tình hình xã hội Việt Nam, về nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Ở “Tắt đèn” ta thấy nổi lên một hình ảnh đẹp về người phụ nữ nông dân, về người phụ nữ Việt Nam. Đó là nhân vật chị Dậu với nhiều phẩm chất đáng quý. Nhưng “nét nổi bật ở chị Dậu là tấm lòng yêu chồng thương con tha thiết, là tính vị tha và đức hi sinh”.

Đó chính là những tình cảm cao quý thiêng liêng mà chị luôn dành cho anh Dậu -chồng chị và những đứa con thơ. Chị là vợ của một anh nông dân nghèo kiết xác đến nỗi phải bán đứa con để lấy tiền nộp sưu, là mẹ của ba đứa con nhỏ dại trong cái gia đình đã “lên đến bậc nhất trong hạng cùng đinh”. Đó là hình ảnh gia đình chị Dậu nói riêng, gia đình những người dân Việt Nam dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. Cuộc sống của cả gia đình chị Dậu đã vất vả chạy từng bữa ăn lại càng khó khăn hơn khi trong cái xã hội thối nát đó vẫn còn nhan nhản, đầy rẫy những kẻ như Nghị Quế vợ, Nghị Quế chồng, quan phủ Tư Ân, bọn cai lệ, người nhà lí trưởng...

Đọc hai đoạn trích “Con có thương thầy thương u...” và “Tức nước vỡ bờ” trong tác phẩm “Tắt đèn”, chúng ta thấy chị Dậu chính là hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam với những phẩm chất tiêu biểu thương chồng, yêu con. Dù trong mọi hoàn cảnh, em thấy chị Dậu vẫn luôn dành trọn tình cảm đối với chồng, con mà không hề nghĩ đến bản thân mình, đến những khó khăn vất vả mà mình chịu đựng. Tình cảm chị dành cho chồng mà chị coi đó là trụ cột của gia đình còn hơn cả tình cảm của chị dành cho những đứa con, đặc biệt là cái Tí. Vì anh Dậu, chị sẵn sàng chịu đòn roi, nén nỗi đau tình mẫu tử để cứu chồng.

Vì tình cảm sâu nặng chị dành cho chồng mình đã được Ngô Tất Tốkhắc họa sâu sắc và rõ nét qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”. Sau khi nấu được nồi cháo, chưa nghĩ đến con cái chị múc ngay cháo ra một bát lớn, quạt cho chóng nguội rồi ân cần mời chồng: “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột”.

Thái độ nhẹ nhàng, ân cần của chị đối với chồng thật cảm động biết bao. “Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không? Một tình cảm yêu thương sâu nặng của chị Dậu được biểu hiện một cách kín đáo nhưng vẫn sâu sắc, đậm đà biết bao qua việc quạt cháo cho nguội, ân cần mời chồng rồi xem chồng ăn có ngon miệng không. Tình thương đó của chị còn được biểu hiện qua khía cạnh khác: việc chị bảo vệ chồngkhỏi đòn roi của bọn cai lệ. Khi chúng sấn sổ đến trói anh Đậu thì “Chị Dậu xám mặt'’ vội vàng đặt con bé xuống chạy đến đỡ tay hắn: “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, các ông tha cho”. Cách xưng hô “ông - cháu” ấy thể hiện rõ thái độ nhẫn nhục của chị Dậu, Nhưng chị nhẫn nhục chỉ vì muốn cứu chồng. Ban đầu chị Dậu nhẫn nhục chịu đựng, dùng lời lẽ ngon ngọt mong cứu được chồng. Nhưng chúng chẳng những không tha cho mà còn đánh cả mình khiến chị thay đổi cách xưng hô từ “ông - cháu” đến “ông - tôi”, rồi “mày - bà”. Cách thay đổi thái độ nhanh chóng như vậy thể hiện việc chị không thể chịu đựng cảnh chồng bị đánh. Dù mình bị đánh, chị vẫn cố gắng nài nỉ van xin đừng đánh chồng chị. Rồi việc chị thayđổi thái độ, ngôn ngữ đã hàm chứa sự phản kháng quyết liệt để bảo vệ chồng.Và đỉnh cao của tình cảm yêu thương của chị đối với chồng chị là việc chị đánh thắng tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Đó là một chiến thắng vẻ vang vì một người đàn bà chân yếu tay mềm lại chiến thắng và chiến thắng dễ dàng trước hai gã đàn ông. Chính việc thương chồng, lo chồng bị đánh đã biến thành sức mạnh để chị chiến thắng hai tên cai lệ và người nhà lí trưởng, bảo vệ chồng mình. Qua đó ta thấy hiện lên hình ảnh một người vợ nông thôn hết mực thương yêu chăm sóc chồng.

Nhưng bên cạnh đó, hình ảnh chị Dậu còn là hình ảnh một người mẹ rất mực yêu thương các con. Phải bán cái Tí, chị như đứt từng khúc ruột. Khi về nhà chị vẫn chưa nói cái tin sét đánh đó cho cái Tí nghe mà âm thầm chịu đựng. Nhưng sự hiếu thảo ngoan ngoãn của cái Tí vô tình lộ ra đã như lưỡi dao găm vào lòng chị, khiến chị càng nước mắt ngắn nước mất dài. Người mẹ nào sau những ngày tháng “mang nặng đẻ đau” mà chẳng thương yêu con. Bây giờ, phải đem con đi bán, người mẹ đó vẫn không đủ cam đảm nói ra cái điều đau đớn đó để trút bớt nỗi đau đang đè nặng trong lòng. Nỗi đau đó cứ nhân lên, nhân mãi lên như những mũi dao cứa vào lòng chị khi chị thấy cái Tí ngoan quá, hiếu thảo quá vậy mà phải đi làm tôi tớ ở nhà mụ Nghị Quế nổi tiếng độc ác, nhẫn tâm… Phải có tình yêu sâu nặng lắm, thiết tha lấm đối với cái Tí, chị Dậu mới nén được nỗi đau mà chỉ lộ ra “rầu rĩ nét mặt, những giọt nước mắt rơi xuống càng mau”. Tình thương yêu con vô bờ như vậy đã khiến chị Dậu - một người mẹ lại phải van xin con của mình, van xin con chấp nhận hoàn cảnh. Bằng những lời nói thấm thía, chị khuyên cái Tí: “U van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u thì con cứ đi với u đừng khóc lóc nữa, đau ruột u lắm... Bây giờ phải đem con đi bán, u đã chết từng khúc ruột đấy con ạ”. Thái độ van xin của chị đối với cái Tí thể hiện việc chị cảm thấy mình có lỗi với nó. Người đau đớn, khó xử nhất chính là chị Dậu. Muốn cứu chồng thì chị phải bán con. Không còn con đường lựa chọn nào khác. Nhưng qua thái độ tình cảm của chị đối với cái Tí ta thấy đây vẫn là người mẹ yêu thương con hết mực. Và tình thương đó, chị còn dành cả cho cái Tỉu, thằng Dần. Khi cái Tí cứ khóc mãi, chẳng chịu đi, lại thêm thằng Dần cứ kêu gào ầm ĩ nhất định không cho cái Tíđi nếu là một người nhẫntâm thì sẽ nổi cáu dọa ông lí sẽ bắt nó nếu không để chị đi. Khi thằng Dần đồng ý để cho chị đi thì chị Dậu hối vì mình đã nói dối trẻ con, tức thì chị nói chữa: “ừ, hễ cụ Nghị bằng lòng để cho chị con về nhà vài hôm thì u đem nó về với con”. Việc không dám nói dối trẻ con, rồi dù rất đói nhưng chị vẫn cho cái Tỉu bú trước đã thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của chị đối với con cái. Chị quan tâm tới chúng mọi lúc, mọi khi có thể, dù có lúc chị bỏ lơ. Nhưng đó vẫn là tình cảm thương yêu sâu nặng, đằm thắm chị dành cho các con. Và nét nổi bật nhất ở chị Dậu là sự hi sinh - sự hi sinh vốn có của những người phụ nữ Việt Nam. Khi phải bán con, chị giả điếc trước những lời lẽ van xin được ở lại nhà của cái Tí dù chỉ ăn khoai thôi. Chị phải hi sinh tình mẫu tử của mình -điều thiêng liêng và cao quý nhất của người mẹ là vì cái gì? Đó là vì “tiền sưu không có, thầy con đau ốm là thế, vẫn bị người ta đánh trói, sưng cả hai tay lên kìa (...). Để cho thầy con khổ đến nước nào nữa?”. Rồi chị phải cầu khẩn cái Tí như với người ban ơn dù chính chị cũng đang còn đau đớn gấp trăm ngàn lần nó. Bởi vì chị đang đứng giữa hai con đường: một là chị phải bán con để cứu chồng, để gia đình khỏi mất đi trụ cột. Và rồi một lần nữa, chị Dậu phải liều mạng để cứu chồng. Việc chị nhẫn nhục chịu đựng, xứng hô “ông-cháu” rồi đến việc chị đấu lí cãi lại chúng khiến chị bị tên cai lệ đánh cho bôm bốp và rồi cuối cùng chị đánh nhau với bọn chúng thể hiện tình cảm sâu nặng thắm thiết của chị đối với anh Dậu. Ngoài ra còn là sự nhẫn nhục hi sinh. Chị hi sinh bản thân mình, hi sinh tình mẫu tử cao đẹp cũng chỉ vì chị lo lắng tới gia đình mình quan tâm đến người chồng khốn khổ. Hình ảnh chị đã rất cao đẹp với tình cảm sầu nặng chị dành cho chồng cho con, giờ càng tỏa sáng và đáng quý hơn bởi sự hi sinh thầm lặng nhưng giàu ý nghĩa biết bao.

Tóm lại qua các đoạn trích các chương 10, 11 và 18, ta thấy nổi bật lên hình ảnh người phụ nữ nông dân Việt Nam trước Cách mạng với tình yêu chồng, thương con tha thiết, giàu lòng vị tha, đức hi sinh. Đọc các đoạn trích này, em thấy trào dâng lên sự khâm phục, biết ơn trước những con người như thế. Họ thật xứng đáng với tám chữ vàng mà Bác Hồ trao tặng cho phụ nữ Việt Nam “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đậm đang”.

Bình luận (0)
Diệu Huyền
5 tháng 10 2019 lúc 9:39

Tham khảo:
I. Mở bài

Giới thiệu một vài nét chủ yếu nhất về tác giả Ngô Tất Tố: một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn, nông dân Giới thiệu về tác phẩm Tức nước vỡ bờ: Một tác phẩm tiêu biểu vạch trần bộ mặt tàn ác, vô nhân đạo của xã hội thực dân phong kiến đương thời đẩy người nông dân vào tình cảnh khó khăn

II. Thân bài

1. Tình thế gia đình chị Dậu

- Nguy ngập, khốn cùng:

Thiếu sưu, nhà không còn của cải đáng giá. Đã bán 1 đứa con gái, 1 ổ chó, 2 gánh khoai để nộp suất sưu cho em chồng. Nhà không còn gì, con đói Anh Dậu bị bệnh, bị đánh trói đến ngất ⇒ khi chúng trả về, anh mới tỉnh Bọn tay sai đến đốc thúc nộp sưu

⇒ Sự thấu hiểu, cảm thông sâu sắc của nhà văn với tình cảnh cơ cực, bế tắc của người nông dân

2. Nhân vật cai lệ

- Thái độ: hống hách.

- Ngôn ngữ: hách dịch, kém văn hoá

- Hành động: đi thúc sưu nhưng luôn đem theo “roi song, tay thước, dây thừng”, đánh trói người vô tội vạ. Đánh cả phụ nữ.

⇒ Nghệ thuật khắc họa nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động: Tên cai lệ nổi bật là tên côn đồ, vũ phu

⇒ Qua việc miêu tả lối hành xử của cai lệ, nhà văn tố cáo bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời

3. Nhân vật chị Dậu

- Là người vợ luôn yêu thương chăm sóc chồng chu đáo: chăm sóc anh Dậu khi anh Dậu bị đánh ngất

- Vì sự an toàn của chồng, chị đã nhẫn nhục van xin tên cai lệ và người nhà lý trưởng

- Khi chúng đánh chị và sấn tới để trói anh Dậu, chị đã vùng lên đấu tranh, đánh ngã bọn này.

- Chị Dậu là một phụ nữ lao động giàu lòng yêu thương, nhường nhịn mà cũng tiềm tàng tinh thần phản kháng mạnh mẽ.

⇒ Qua đây, ta thấy sự phát hiện của tác giả về tâm hồn yêu thương, tinh thần phản kháng mãnh liệt của người nông dân vốn hiền lành, chất phác

III. Kết bài

Khái quát những nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm: Nghệ thuật tạo tình huống truyện có tính kịch, xây dựng nhân vật thông qua miêu tả chân thật, sinh động về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí... Đây là một đoạn trích mang giá trị hiện thực sâu sắc
Bình luận (0)
hieu nguyen hoang
Xem chi tiết
Phía sau một cô gái
11 tháng 11 2021 lúc 22:03

⇒ Đáp án:       C.Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân vừa giàu                            lòng yêu thương,vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.

Bình luận (0)
tran anh duong
Xem chi tiết
chi chi kuyoko
Xem chi tiết
Ahwi
21 tháng 10 2018 lúc 20:34

=))) GIàn ý ạ

1/ Nhân vật cai lệ : Tích chất ông việc : đứng đầu top lính phục vụ nhà quan => công việc nhỏ bé bình thường

-Hắn chỉ là tay sai của tên cai lệ cho bộ máy chính quyền , xuất hiện ở nhà chị Dậu với thái độ hung hăng ,hống hách => Xuất hiện giống kẻ cướp hơn là người nhà nước

-Hành động thái độ và lời nói :

+Gõ roi thét thị uy , xưng hô xất xược : mày -tao

+Quát nạt , hầm hè, đe dọa (..)

+Sai người nhà lí trưởng trói anh Dậu lm chị Dậu hoảng sợ 

+ Dánh chị Dậu ,tát vào mặt chị , sấn đến bắt anh Dậu

=> Hành động càng lúc càng tăng tiến ,hung tợn hơn với mức độ nguy hiểm cao thêm , kịch tính cũng từ đó mak đẩy len đỉnh điểm

=> Nhân vật cai lệ tượng trưng cho thế lực nhà nước phong kiến xã hội nửa thực dân nửa phong kiến thời bấy giờ : độc ác , hung hăng , tàn bạo

Bình luận (0)
yeah yeah yeah
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 9 2021 lúc 16:16

Em tham khảo:

Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ phong kiến xưa. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị không ngại hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng chị phải bán con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu đau đơn như đứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê" ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở chị đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng" của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình". Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.

Bình luận (1)
Thắng Bui
18 tháng 8 2022 lúc 11:40

Có cái con *** tự làm đi

Bình luận (0)